Blog

  • Anh Thành đã bị b:.ắ:.t rồi

    Anh Thành đã bị b:.ắ:.t rồi

    Anh Thành đã bị b:.ắ:.t rồi, từng này t:.ộ:.i thì có mà… – News
    Theo Khan
    2-3 minutes
    Tài xế lái chiếc xe Mazda kéo lê xe máy trên quãng đường 3km ở Vĩnh Phúc thừa nhận uống rất nhiều rượu trước đó nên đã bỏ chạy sau khi gây ra tai nạn.
    Tối ngày 22/2, Cơ quan CSĐT – Công an huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đã bắt khẩn cấp Trần Minh Thành (41 tuổi, thường trú TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện tạm trú tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) để điều tra về tội Gây rối trật tự công cộng.

    Vào tối ngày 21/2, Thành đã lái chiếc ô tô 4 chỗ màu trắng BKS 72A- 362.38 gây tai nạn với một người điều khiển xe máy tại Đường 305B thuộc địa phận thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên.

    Do sợ bị kiểm tra nồng độ cồn, Thành đã lái xe bỏ chạy tốc độ cao khoảng 10km và kéo lê theo chiếc xe máy với quãng đường lên tới 3km.

    Tại trụ sở công an huyện Bình Xuyên, người đàn ông 41 tuổi này khai nhận đã uống 1 lít rượu trước khi điều khiển ô tô gây tai nạn. Do lo sợ bị kiểm tra nồng độ cồn nên Thành đã lái xe bỏ chạy.

    Tiến hành xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của Trần Minh Thành ghi nhận kết quả là 48,7 mmol/l.

    Đáng chú ý, theo chia sẻ từ đại diện công an huyện Bình Xuyên trên Báo Giao thông, Thành từng có tiền án trộm cắp ô tô ngay trong trụ sở Công an huyện Bình Xuyên.

    Sự việc xảy ra vào ngày 30/4/2022, Công an huyện Bình Xuyên đã phát hiện Trần Minh Thành điều khiển xe ô tô BKS 72A – 362.xx vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,133mg/lít khí thở. Lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ xe ô tô trên theo quy định.

    Vụ ô tô kéo lê xe máy 3km: Tài xế đã uống 1 lít rượu, từng trộm ô tô ở trụ sở… công an huyện- Ảnh 1.

    Thành tại cơ quan công an

    Đến hơn 8h ngày 1/5/2022, Thành cùng một đối tượng khác đi xe máy đến trụ sở Công an huyện Bình Xuyên để xử lý vi phạm. Khi thấy không có người trông giữ trước cổng nhà tạm giữ phương tiện, Thành và bạn đã vào bên trong và T điều khiển xe ô tô BKS 72A – 362.xx rời khỏi bãi xe.

    Sau đó, Thành đã giấu xe tại đường liên thôn giáp với nhà của mình.

    Hiện Công an đang tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.

    Đời sống và pháp luật

  • Chủ tịch tiệm vàng Phú Quý

    Chủ tịch tiệm vàng Phú Quý

    Chủ tịch tiệm vàng Phú Quý bị bắt thật rồi: Hơn 2.000 tỷ của bà con mất trắng – News
    5-6 minutes
    Chủ tịch Công ty Vàng Phú Quý Lê Xuân Tùng bị cáo buộc bán vàng không xuất hóa đơn, bỏ ngoài sổ sách hơn 2.090 tỷ đồng doanh thu thực tế để trốn thuế 6,1 tỷ đồng.

    Ngày 13/2, bị can Tùng và Lê Thúy Quỳnh, kế toán Vàng Phú Quý, bị Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đề nghị truy tố về tội Trốn thuế.

    Cùng vụ án, bà Nguyễn Thị Hóa, trú tỉnh Quảng Trị, cùng em chồng là Nguyễn Thị Gái và 21 người bị đề nghị truy tố tội Buôn lậu.

    Theo kết luận điều tra, Công ty Cổ phần đầu tư Vàng Phú Quý có vốn điều lệ 250 tỷ đồng, đặt trụ sở chính ở phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất kim loại màu, kim loại quý, gia công cơ khí, xử lý tráng phủ kim loại, buôn bán vàng bạc.

    Để dễ dàng quản lý việc mua bán vàng thực tế hàng ngày và hạch toán kế toán, Công ty Vàng Phú Quý đã sử dụng 4 phần mềm. Trong đó, phần mềm ERP dùng để theo dõi nhập, xuất, mua, bán vàng nguyên liệu, vàng mỹ nghệ (như vàng SJC, nhẫn tròn trơn, tượng con giáp…).

    Phần mềm Jewelry dùng để quản lý mua, bán vàng trang sức. Hai phần mềm kế toán Misa và FAST sử dụng để hạch toán các giao dịch mua bán, phân bổ các chi phí, tập hợp chi phí để báo cáo thuế, tài chính.

    Nhà chức trách cáo buộc, nhằm quản lý việc mua bán vàng thực tế hàng ngày, chủ tịch Tùng đã chỉ đạo nhân viên kinh doanh ghi nhận toàn bộ hoạt động mua bán lên phần mềm ERP, Jewelry.

    Đồng thời, ông Tùng chỉ đạo hai kế toán cập nhật một phần số liệu vào phần mềm kế toán Misa hoặc FAST để phục vụ việc báo cáo, kê khai thuế. Các số liệu được nhập theo hướng không đưa vào một số giao dịch không có hoá đơn, chứng từ, chỉ hạch toán các hoạt động mua bán có hoá đơn.

    Chủ tịch Công ty Phú Qúy Lê Xuân Tùng (trái) và Lê Thúy Quỳnh. Ảnh: Bộ Công an
    Chủ tịch Công ty Phú Qúy Lê Xuân Tùng (trái) và Lê Thúy Quỳnh. Ảnh: Bộ Công an

    Cảnh sát xác định, riêng năm 2021, Công ty Vàng Phú Quý có doanh thu thực tế là hơn 3.951 tỷ đồng nhưng chỉ khai báo hơn 1.860 tỷ, chênh lệch hơn 2.090 tỷ đồng.

    Hành vi này của bị can Tùng dẫn đến việc kê khai không đầy đủ thuế phải nộp, gây thiệt hại cho Nhà nước 6,1 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại về thuế giá trị gia tăng là hơn 2,1 tỷ đồng và thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 3,9 tỷ đồng.

    Tại cơ quan điều tra, bị can Tùng thừa nhận sai phạm và khai rằng hoạt động mua bán vàng của Vàng Phú Quý có 3 nguồn là vàng SJC, vàng Phú Quý, vàng thị trường mua của các tổ chức, cá nhân. Khách hàng cá nhân khi mua bán vàng thường giao dịch bằng tiền mặt, không xuất hóa đơn. Bởi thế, bị can đã chỉ đạo kế toán chỉ ghi nhận trên phần mềm các giao dịch có hóa đơn nên dẫn đến việc kê khai không đúng.

    Bị can Lê Thúy Quỳnh khai, quá trình hạch toán, nhập liệu đã báo cáo với sếp Tùng. Quỳnh được giao nhiệm vụ phải cân đối số liệu, lược giảm doanh thu thực tế để khớp vào phần mềm kế toán MISA. Thông thường, Quỳnh sẽ ưu tiên nhập vào các giao dịch mua bán vàng thanh toán qua tài khoản hoặc có xuất hóa đơn.

    Bị can Nguyễn Thị Hóa (trái) và Nguyễn Thị Gái. Ảnh: Bộ Công an
    Bị can Nguyễn Thị Hóa (trái) và Nguyễn Thị Gái. Ảnh: Bộ Công an

    Về hành vi buôn lậu vàng, kết luận xác định, đầu năm2022, bà Hòa đồng ý cung cấp vàng nguyên liệu dạng thỏi nhập từ Lào cho 6 tiệm vàng ở Hà Nội. Bà Hoá cùng em chồng là Nguyễn Thị Gái sau đó mở ra đường dây buôn lậu vàng với nhiều người cùng tham gia, theo từng công đoạn, từ mua, vận chuyển đến tiêu thụ.

    Để có nguồn hàng, Hóa liên hệ với một người Lào để đặt mua vàng số lượng lớn và thống nhất giao hàng theo hai cách.

    Cách thứ nhất áp dụng từ năm 2022 đến tháng 5/2023. Vàng được vận chuyển bằng ôtô từ Lào vào Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị. Hóa sẽ nhận vàng từ “ông trùm” người Lào trước cửa nhà anh ta ở thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị, mỗi lần từ 5 đến 10 kg. Nhóm giao hàng sau đó nhận thanh toán bằng tiền mặt, cầm tiền quay lại Lào.

    Cách thứ hai được áp dụng từ tháng 5/2023, Hóa phải tự tổ chức nhận vàng từ Viêng Chăn, Lào, để chuyển về Việt Nam. Để buôn vàng về nước, Hóa gửi trước USD sang Lào cho một người Lào sống gần biên giới.

    Sau đó nhiều người thân của Hóa sẽ đi xe máy sang Lào, nhận USD, rồi bắt xe khách đến Viêng Chăn trả tiền cho “ông trùm”. Nhóm này sau đó quay lại gần cửa khẩu nhận vàng thỏi được bọc sẵn trong túi nilon màu đen rồi cất giấu trong người hoặc chà trộn trong hàng hóa để mang về Việt Nam.

    Bằng cách thức này, nhóm của bị can Hóa đã vận chuyển từ Lào về Việt Nam 310 kg vàng, tổng trị giá hơn 454 tỷ đồng. Sau khi tiêu thụ thành công, Hóa hưởng lợi bất chính 310 triệu đồng.

    Ngày 14/6/2023, cảnh sát khám xét với 21 nghi phạm tại 29 địa điểm ở Hà Nội và Quảng Trị, thu hơn 8,4 tỷ đồng, 4,2 triệu USD, 36 thỏi vàng. Cùng lúc, cảnh sát bắt quả tang 3 bị can trong đường dây đang giao 21 kg vàng lậu cho các tiệm vàng ở Hà Nội.

  • Giá vàng sáng hôm nay

    Giá vàng sáng hôm nay

    Giá vàng sáng hôm nay: Đường cùng rồi, không ai ngờ nó kinhkhung đến vậy – News
    4-4 minutes
    Giá vàng hôm nay 23/2/2025 chốt tuần ở mức cao trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn an toàn tăng. Giá vàng thế giới trong tuần đã lập mức kỷ lục mới, giá vàng SJC trên 91 triệu đồng/lượng.
    Kết phiên 22/2, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 89,4-91,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), không đổi so với kết phiên giao dịch hôm trước.

    Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 89,3-91,4 triệu đồng/lượng (mua – bán), giữ nguyên so với chốt phiên hôm trước.

    Còn giá vàng nhẫn 9999 tại Doji chốt phiên ở mức 90-91,7 triệu đồng/lượng, đứng im so với mức chốt hôm trước. HAI_1356.jpgGiá vàng thế giới tăng mạnh. Ảnh: Chí Hiếu
    Giá vàng thế giới đánh dấu tuần tăng thứ tám liên tiếp. Tuần qua, giá vàng thế giới lập đỉnh cao lịch sử mới trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng và hoạt động mua vào mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương.

    Giá vàng hôm nay trên sàn Kitco chốt tuần giao dịch ở mức 2.935 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4/2025 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.942 USD/ounce.

    Giá vàng thế giới tiếp tục chứng tỏ sức mạnh với mức tăng ấn tượng khoảng 300 USD/ounce kể từ 30/12/2024. Trong phiên giao dịch gần nhất, giá vàng thế giới đạt mức cao kỷ lục mới 2.954,69 USD/ounce, đây là lần thứ 10 giá vàng lập kỷ lục trong năm nay.

    Đợt tăng giá này đặc biệt đáng chú ý, giá vàng ổn định gần mức kỷ lục do nhu cầu trú ẩn an toàn ngày càng tăng, được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị và bất ổn chính sách.

    Philip Newman, Giám đốc điều hành tại công ty tư vấn Metals Focus, cho rằng nhu cầu trú ẩn an toàn ở mức cao do chiến lược thuế quan của Tổng thống Trump và những diễn biến gần đây ở Ukraine.

    Mối quan ngại của thị trường gia tăng sau những tuyên bố gây tranh cãi của Trump liên quan đến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và mâu thuẫn giữa Ukraine và Nga, căng thẳng mối quan hệ giữa Mỹ và một số nước châu Âu.

    Ngoài ra, trong khi các mức thuế quan mà Trump đe dọa áp dụng đối với Canada và Mexico đã tạm thời bị hoãn lại sau các thỏa thuận vào đầu tháng 2, những tác động rộng hơn của các chính sách thương mại của ông vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

    Tại Mỹ, những lo ngại được phản ánh qua sự suy giảm lòng tin của người tiêu dùng, đo bằng chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan vào tháng 2. Người Mỹ ngày càng lo lắng về tác động tiềm tàng của thuế quan đối với giá tiêu dùng.

    Dự báo giá vàng

    Ole Hansen, chuyên gia của Saxo Bank, nhận định sự kết hợp giữa nhu cầu của ngân hàng trung ương, sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư tổ chức và những bất ổn địa chính trị dai dẳng, cho thấy sức hấp dẫn của vàng như một tài sản trú ẩn an toàn, có khả năng tăng thêm nữa.

    Dòng tiền đổ nhiều hơn vào các quỹ giao dịch hoán đổi được hỗ trợ bằng vàng thỏi. Quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn từ năm 2023, thêm hơn 20 tấn chỉ trong 3 ngày giao dịch.

    Số liệu mới nhất từ hải quan Thụy Sỹ cho thấy, xuất khẩu vàng của Thụy Sỹ sang Mỹ trong tháng 1 tăng lên ngưỡng cao nhất trong 13 năm.

    Theo Lukman Otunuga, Giám đốc phân tích thị trường tại FXTM, giá vàng có nhiều dư địa để tăng cao hơn. Do tình hình bất ổn địa chính trị đang diễn ra, nhu cầu đầu tư vào các quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng đã tăng lên trong những tuần gần đây.

    Ông nói thêm rằng sự bất ổn địa chính trị mới ở châu Âu sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn cho vàng vào tuần tới.

  • Thế này th-ất đ-ức quá Hoàng Hường ơi

    Thế này th-ất đ-ức quá Hoàng Hường ơi

    Thế này th-ất đ-ức quá Hoàng Hường ơi, chỉ khổ bà con tin tưởng bấy lâu nay thôi: M-ấ-t hết rồi còn đâu! – News
    5-7 minutes
    8 tháng thành lập, Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Hường thay đến 3 giám đốc. Số vốn điều lệ đăng ký là 6 tỉ đồng, tuy nhiên sau 7 tháng hoạt động, công ty này tổ chức hội thảo tri ân 5.000 khách hàng với chi phí tự quảng cáo đến 7 tỉ!

    Những bất thường xung quanh Công ty dược phẩm Hoàng Hường – Ảnh 1.

    Nước súc miệng Hoàng Hường từng được vị này quảng cáo có thể trị hôi miệng “hôi từ kiếp trước đến kiếp này” – Ảnh chụp màn hình

    Công thức bán hàng “nổ trên mạng”

    Với công thức bán hàng quảng cáo “nổ tung trời”; cung cấp các video phản hồi tốt về sản phẩm; khuyến mãi mua 1 tặng 2, mua 2 tặng 4…, chỉ sau 8 tháng “làm mưa làm gió” khắp các website và trang mạng xã hội, Hoàng Hường thành công khi được nhiều người tiêu dùng tìm đến.

    Bà Đ.T.H. (ngụ tại Ứng Hòa, Hà Nội) đã bỏ hơn 2 triệu đồng để mua 4 hộp viên xương khớp Hoàng Hường về sử dụng. “Xem livestream thì thấy cô này nói sản phẩm tốt, có thể trị dứt điểm bệnh thoái hóa xương khớp của tôi. Vào hẳn trang Facebook thì thấy rất nhiều người nói tốt về sản phẩm, có cả video.

    Mua 4 hộp xương khớp, tôi được tặng thêm nước súc miệng và kem đánh răng. Tôi nghĩ là người thật, việc thật như vậy nên dù đắt vẫn cố mua về dùng. Lúc đầu thấy đỡ đau, nhưng dùng hết thuốc thì lại đau…”, bà H. buồn bã nói.

    Sau khi cơ sở kinh doanh của bà Hường là Nha khoa quốc tế Hoàng Hường (cơ sở Hà Nội) bị thu hồi giấy phép hoạt động (2019), “doanh nhân” Hoàng Hường đã thay đổi “chiến lược kinh doanh”, chuyển sang thị trường thực phẩm chức năng khi thành lập Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Hường và cho ra mắt một loạt sản phẩm.

    Các sản phẩm công ty kinh doanh gồm nước súc miệng, hoạt huyết dưỡng não, viên ngủ ngon, viên xương khớp, viên dạ dày… đều có giá “cao ngút trời”.

    Tháng 3-2022, sau 7 tháng hoạt động, dược phẩm Hoàng Hường đã mạnh tay chi 7 tỉ đồng (thông tin được bà Hoàng Thị Hường chia sẻ công khai trên livestream) cho sự kiện tri ân 5.000 khách hàng – đây thực sự là con số mơ ước của nhiều thương hiệu.

    Điều đáng chú ý, theo dữ liệu mà phóng viên có được, vốn điều lệ đăng ký của Công ty dược phẩm Hoàng Hường chỉ 6 tỉ đồng, vậy điều gì khiến công ty này chịu chi đến 7 tỉ đồng cho một sự kiện tri ân? Có chăng nguồn thu từ việc bán sản phẩm cho khách hàng là “không đếm xuể”?

    8 tháng thay 3 giám đốc

    Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, ngày 19-8-2021, Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Hường được thành lập, đại diện pháp luật là ông Phạm Thành Phương (sinh năm 1983) giữ chức vụ giám đốc. Ông Phương cũng là cổ đông lớn nhất với tổng số vốn góp là 5,4 tỉ đồng (chiếm 90% vốn điều lệ).

    Đến 31-8, sau hơn 10 ngày thành lập, công ty này thay giám đốc là ông Nguyễn Văn Huy (sinh năm 1993). Tiếp đó, 1 tháng sau, ngày 13-9-2021, Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Hường lại thay người đại diện pháp luật. Lúc này bà Phạm Thị Thu (sinh năm 1983) được đăng ký làm giám đốc công ty.

    Chưa dừng lại, gần đây nhất, ngày 18-11-2021, công ty này tiếp tục thay đổi người đại diện pháp luật trở lại tên ông Nguyễn Văn Huy. Ông Huy giữ vai trò giám đốc công ty đến nay. Như vậy chỉ trong 8 tháng, công ty này đã thay 3 lần giám đốc.

    Tại thời điểm thành lập, cơ cấu cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Hường bao gồm 3 thành viên: ông Phạm Thành Phương sở hữu 5,4 tỉ đồng (90%), ông Tô Văn Tưởng góp 300 triệu đồng (5%) và bà Nguyễn Thị Hằng Trang góp 300 triệu đồng (5%). Tổng số vốn điều lệ là 6 tỉ đồng.

    Trong các văn bản đăng ký kinh doanh của Công ty dược phẩm Hoàng Hường đều không có bất kỳ thông tin nào về bà Hoàng Thị Hường – người luôn tự xưng là doanh nhân, tổng giám đốc của dược phẩm Hoàng Hường.

    Trước đó, ngày 14-4, trên website công ty này đăng thông tin có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 2400870379 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày 22-8-2019.

    Khi phóng viên kiểm tra trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, mã số mà Hoàng Hường công khai được sử dụng để đăng ký cho Công ty TNHH dược phẩm quốc tế Blue Ocean, thành lập ngày 22-8-2019 tại địa chỉ thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

    Như vậy thông tin về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do công ty này công bố trên website không trùng khớp với Công ty dược phẩm Hoàng Hường. Tuy nhiên hôm nay (22-4) khi vào lại website công ty này, phần thông tin về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã bị xóa.

    Những bất thường xung quanh Công ty dược phẩm Hoàng Hường – Ảnh 2.

    Thông tin về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên website hoanghuong.vn ngày 14-4, tuy nhiên, hiện nay đã được “ẩn” đi – Ảnh chụp màn hình

    Sản phẩm chứa chất cấm bị thu hồi thực chất đang bán ngoài thị trường

    Khi có một phụ nữ nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật, tổn thương não sau 4 ngày uống cà phê giảm cân Hoàng Gia, ngày 7-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã tức tốc ban hành quyết định về việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn đối với cà phê Hoàng Gia do có chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphtalein.

    Thế nhưng, dù đã có quyết định thu hồi sản phẩm, trên website đến ngày 21-4, sản phẩm này vẫn bán ra thị trường.

    Trên website, loại cà phê giảm cân này được quảng cáo chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên, cấp phép bởi Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) với công dụng hỗ trợ giảm béo, hỗ trợ tăng cường chuyển hóa chất béo.

    Có thể thấy chỉ khi trường hợp đáng tiếc xảy ra, các loại thực phẩm chức năng mới được kiểm định đầy đủ về chất lượng. Nhiều sản phẩm đã bị xử phạt về vi phạm luật quảng cáo, thậm chí bị thu hồi nhưng vẫn tiếp tục bán trên thị trường. Có chăng việc siết chặt quản lý thực phẩm chức năng vẫn chưa thực sự đủ mạnh?

  • Bắc Giang và Bắc Ninh gộp vào làm một

    Bắc Giang và Bắc Ninh gộp vào làm một

    Thực hư thông tin: Bắc Giang và Bắc Ninh gộp vào làm một, Hưng Yên sáp nhập vào Thái Bình chỉ trong tháng tới
    admin
    4-5 minutes
    Thực hư thông tin: Bắc Giang và Bắc Ninh gộp vào làm một, Hưng Yên sáp nhập vào Thái Bình chỉ trong tháng tới

    22 Tháng 2, 202522 Tháng 2, 2025
    0
    Chiều 27/11, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh bác bỏ thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc sắp xếp địa giới hành chính các tỉnh thành.

    Theo thông tin được nhiều người chia sẻ, sau khi sắp xếp, 63 tỉnh thành hiện nay sẽ còn 31. Các tỉnh sẽ được sáp nhập để lập tỉnh, thành mới như Hà Nội và Vĩnh Phúc thành Hà Nội; Bắc Ninh – Hải Dương – Hưng Yên thành Bắc Hưng Hải; Hải Phòng – Thái Bình thành Hải Phòng; Nam Định – Hà Nam – Ninh Bình thành Hà Nam Ninh; Hà Giang – Tuyên Quang thành Hà Tuyên…

    Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định “thông tin trên không đúng”. Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị đang được thực hiện theo chế độ mật. Bộ Nội vụ đã đề nghị cơ quan an ninh mạng xem xét, xử lý việc đưa thông tin không đúng, gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội.

    Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh. Ảnh: Viết Tuân
    Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh. Ảnh: Viết Tuân

    Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ, cũng khẳng định “Trung ương chưa có bất kỳ chủ trương, phương án nào về sáp nhập các tỉnh thành”. Nghị quyết 37 và kết luận 48 của Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành chính đến 2030 chỉ đề cập đến cấp huyện và xã.

    Bộ Nội vụ đang xây dựng Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp để trình Quốc hội. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo mới đang trong giai đoạn xây dựng hồ sơ, thu thập tài liệu. Việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp phải dựa trên Quy hoạch này. “Chúng tôi chưa có phương án về quy hoạch hay sáp nhập tỉnh nào với tỉnh nào”, ông Tuấn nói.

    Việt Nam hiện có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương; 705 huyện; 10.595 xã. Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các tỉnh phải đảm bảo ba tiêu chí gồm quy mô dân số, diện tích, số đơn vị hành chính cấp huyện.

    Tỉnh miền núi, vùng cao phải có dân số từ 900.000, diện tích 8.000 km2; tỉnh ở những nơi khác dân số 1,4 triệu, diện tích 5.000 km2. Đồng thời, tỉnh phải có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó ít nhất một thành phố hoặc một thị xã. Đơn vị hành chính cấp huyện, xã cũng có tiêu chuẩn về dân số và diện tích.

    Tổng kết thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đánh giá phân loại đơn vị hành chính đã giúp các cấp chính quyền địa phương thuận tiện trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy, chế độ cho cán bộ, công chức phù hợp. Tuy nhiên, tiêu chuẩn đơn vị hành chính các cấp từ năm 2016, sửa đổi năm 2022 chưa phù hợp với thực tiễn. Số đơn vị có diện tích nhỏ, dân số ít so với tiêu chuẩn còn nhiều, gây khó khăn cho sắp xếp tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế ở các cấp chính quyền địa phương.

    Nghị quyết 18 của Trung ương yêu cầu từng bước sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; khuyến khích sáp nhập, tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp ở những nơi có đủ điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực của địa phương.

    Giai đoạn 2019-2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 48 nghị quyết để sắp xếp 21 đơn vị cấp huyện và 1.056 đơn vị cấp xã tại 45 tỉnh, thành phố. Qua đó, cả nước đã giảm 8 đơn vị cấp huyện và 561 đơn vị cấp xã. Việc sắp xếp giúp giảm 3.437 cơ quan ở cấp xã và 429 cơ quan ở cấp huyện, giảm chi ngân sách nhà nước 2.000 tỷ đồng.

    Đầu tháng 11, Thường vụ Quốc hội ban hành các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025 với 21 địa phương, trong đó tổng số đơn vị hành chính cấp huyện được sắp xếp là 25, cấp xã 756; giảm được 7 đơn vị cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã.

  • Tai Nạn Lật Xe Khách

    Tai Nạn Lật Xe Khách

    Thời điểm tai nạn, vợ anh Thiện nằm tầng trên, khi xe khách lật, chị C. văng xuống, người va đập vào kính xe dẫn đến tử vong
    Liên quan đến vụ lật xe khách ở Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Phú Yên vào rạng sáng 8/2, hiện những hành khách bị thương trên xe đã được đưa đến điều trị tại Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu, Bệnh viện Đa khoa Bình Định còn một số trường hợp nhẹ hơn thì tự chủ động về nhà.

    Những nạn nhân bị thương đang cấp cứu tại cơ sở y tế vẫn chưa hết hoảng sợ. Vụ tai nạn đã khiến 3 người tử vong tại hiện trường. Trong đó có chị Đỗ Thị Kim C., (34 tuổi, trú thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng).

    Đang làm thủ tục để đưa thi thể vợ về Đà Lạt an táng, anh Đỗ Minh Thiện – chồng của nạn nhân Đỗ Thị Kim C. vẫn bàng hoàng trước vụ tai nạn cướp đi người vợ của mình trong tích tắc.

    Danh tính nạn nhân tử vong trong xe khách 54 chỗ lật ở Phú Yên – Xã hội

    Anh Thiện kể trước Tết, anh đưa vợ con về quê ngoại Quảng Nam ăn Tết và đang trên đường trở về nhà ở Lâm Đồng để làm việc. Tối 7/2, khi xe vừa dừng ăn tối xong, đi một đoạn thì thấy lạnh nên đắp chăn cho con.

    Đến rạng sáng 8/2, đoạn đổ đèo với tốc độ nhanh thì xe va chạm vào biển “Đèo Nại” khiến xe lật nhào. Trước khi xảy ra vụ lật xe, anh thấy xe rung lắc rất giật mạnh nhiều rồi bất ngờ thấy rầm, anh vội quay qua ôm lấy con gái 3 tuổi bên cạnh. Xe lật khiến cả 2 bố con bị va đập mạnh “như từ trên trời rơi xuống” và ngay sau đó là một người thanh niên văng đè lên người khiến anh tối tăm mặt mũi không nhìn thấy gì.

    Anh Thiện bàng hoàng sau vụ tai nạn khiến vợ tử vong

    Lúc đó anh đang ôm con gái 3 tuổi nằm giường tầng dưới, còn vợ nằm tầng trên, khi xe khách lật, người vợ văng xuống, người va đập vào kính xe dẫn đến tử vong.
    “Không ngờ chuyến xe trở về nhà sau Tết lại là chuyến xe định mệnh khi chồng mất vợ, con gái 3 tuổi mất mẹ. Giờ đây, tôi chờ người thân đến để cùng đưa vợ về chứ tôi không còn biết gì nữa” – VTC News dẫn lời anh Thiện nói.

    Về tình hình các nạn nhân bị thương, bác sĩ chuyên khoa II Trần Thượng Dũng – trưởng khoa khám bệnh – cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, thông tin trên TTO hiện có 20 ca được chuyển vào bệnh viện, trong đó có 9 ca nhập viện, 1 ca hở tim được chuyển vào viện khác, 10 ca còn lại trong tình trạng nhẹ nên được cho về.

    “Hiện có khoảng 2 ca nặng đa chấn thương, độ tuổi các nạn nhân trong khoảng 25 – 35, chúng tôi vẫn đang tiếp tục điều trị và theo dõi” – TTO dẫn lời bác sĩ Dũng nói.

    Sức khỏe nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe ở Phú Yên hiện ra sao?
    Sức khỏe nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe ở Phú Yên hiện ra sao?
    Ngoài 20 ca tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, có 6 nạn nhân được điều trị tại Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu và một số nạn nhân nhẹ hơn đã chủ động đi về nhà.

    Theo báo cáo nhanh của Công an thị xã Sông Cầu, khoảng 1h sáng ngày 8/2, xe khách có tên Tân Kim Chi biển số 50H, loại xe 54 ghế ngồi, chạy tuyến Đà Nẵng – Đà Lạt) chạy theo hướng Bắc – Nam đến khu vực Km 1269+250m trên tuyến quốc lộ 1 thuộc thôn Hòa Hiệp, xã Xuân Thịnh, tỉnh Phú Yên thì tự đâm vào dải phân cách.

    Hậu quả vụ tai nạn làm 26 người tử vong trong đó có chị Đỗ Thị Kim C., (34 tuổi, trú thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) và 2 người chưa rõ nhân thân. Nhiều người trên xe bị thương, thiệt hại tài sản chưa xác định, xe khách bị hư hỏng nặng.
    Đến 6h sáng 8/2, hiện trường đã được xử lý, xe khách đã được cẩu kéo, cơ quan chức năng cũng đã điều tiết giao thông.

    Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ. Ghi nhận ban đầu cho thấy, tài xế đi đến khu vực đèo Nại với tốc độ cao, sau khi va chạm vào biển báo “Đèo Nại”, xe khách tiếp tục tông vào dải phân cách phía trước, xe lật nhào.

  • Ấm lòng: Thầy cô miền núi

    Ấm lòng: Thầy cô miền núi

    Ấm lòng: Thầy cô miền núi tình nguyện ôn thi miễn phí cho học sinh cuối cấp, chỉ mong các em đạt kết quả tốt – News
    3-4 minutes
    Để chuẩn bị cho học sinh lớp 9 thi vào lớp 10, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức ôn, luyện thi miễn phí cho các em.
    Ông Trịnh Văn Cường – Hiệu trưởng Trường PTDTNT-THCS Mường Lát cho biết, khi chưa có Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT, nhà trường vẫn tổ chức dạy ôn cho học sinh vào buổi chiều. Tuy nhiên, khi thông tư có hiệu lực, nhà trường đã dừng việc này.

    “Trường có 57 học sinh khối 9, trong đó, 32 em thi vào lớp 10 của các trường THPT dân tộc nội trú Thanh Hóa. Những trường này đều lấy điểm cao nên các thầy cô đã tổ chức ôn, luyện thi miễn phí cho các em”, ông Cường cho biết.

    z6339088719074_082dbcabe070aca2d6d8a4b66c42187c.jpgNgoài buổi học chính khóa, học sinh Trường PTDTNT-THCS Mường Lát được thầy cô giáo ôn, luyện thi miễn phí. Ảnh: CTV
    Theo ông Cường, học sinh trường nội trú là đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 của các trường THPT. Tuy nhiên, để vào được các trường cấp 3 nội trú của tỉnh, các em phải thi. Trong khi đó, mặt bằng chung, chất lượng học của học sinh nội trú không cao nên giáo viên trong trường phải bồi dưỡng thêm kiến thức.

    “Đối với miền núi, việc học sinh tới trường đã là vấn đề khó, tổ chức dạy thêm lại càng khó hơn vì vậy thầy cô trên miền núi đăng ký dạy thêm là hiếm. Ban giám hiệu nhà trường cũng đang tính toán kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó có quy định mức chi tổ chức dạy thêm, học thêm để đảm bảo một phần công sức của các giáo viên”, ông Cường chia sẻ.

    Ông Lê Sỹ Hiệu, Hiệu trưởng Trường PTDTNT-THCS Như Xuân cho biết, trước đây nhà trường dạy 2 buổi/ngày, buổi sáng dạy chính khóa, buổi chiều ôn luyện cho học sinh và có thu tiền.

    Tuy nhiên, thực hiện Thông tư 29, nhà trường không thu tiền ôn luyện nữa, thay vào đó là dạy miễn phí các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh cho các em khối 9 để các em nắm vững kiến thức thi vào lớp 10.

    Theo tìm hiểu của VietNamNet, không chỉ các trường ở huyện Mường Lát, Như Xuân, tại các trường ở huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá thước, Lang Chánh… giáo viên cũng đang ôn thi miễn phí cho học sinh để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới.

    Trước đó, Sở GD-ĐT Thanh Hóa cũng đã có hướng dẫn các trường chú trọng nâng cao chất lượng giờ dạy chính khóa, hướng dẫn và giám sát việc tự học của học sinh để đạt hiệu quả; Khuyến khích học sinh tự nghiên cứu học tập thông qua các phần mềm, các video bài giảng, website ôn luyện…

    Đối với trường không bố trí được nguồn kinh phí, động viên, khuyến khích giáo viên dạy bổ sung kiến thức, đáp ứng nguyện vọng của học sinh (nhất là học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt) nhưng không thu tiền.

    Các trường điều chỉnh tiêu chí thi đua của nhà trường, tuyên dương và nhân rộng những tấm gương của tập thể, cá nhân dạy học và ôn luyện không thu tiền, hết lòng vì học sinh, đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục.

  • Giá vàng chiều 22/2

    Giá vàng chiều 22/2

    Giá vàng chiều 22/2: Người dân ho::ảng lo::ạn ô::m vàng kh::óc th::ét, không một ai nghĩ tới giá này… – News
    2-3 minutes
    Giá vàng hôm nay (22-2) ở thị trường trong nước vẫn tiếp tục neo cao đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn, giao dịch ở mức gần 92 triệu đồng/lượng bán ra.

    Theo ghi nhận vào chiều nay (22-2), giá vàng trên thị trường trong nước được niêm yết cụ thể như sau:

    Vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng: 89,4 triệu đồng/lượng mua vào, 91,7 triệu đồng/lượng bán ra (bằng giá hôm qua ở cả 2 chiều).

    Vàng SJC Phú Quý: 89,6 triệu đồng/lượng mua vào (tăng 100.000 đồng/lượng), 91,7 triệu đồng/lượng bán ra (bằng giá hôm qua).

    Vàng DOJI tại Hà Nội và DOJI tại TP Hồ Chí Minh: 89,4 triệu đồng/lượng mua vào, 91,7 triệu đồng/lượng bán ra (bằng giá hôm qua ở cả 2 chiều).

    Giá vàng chiều nay (22-2): Vàng nhẫn vượt vàng miếng

    Giá vàng hôm nay (22-2): Vẫn tiếp tục neo cao. Ảnh minh họa: baohatinh.vn
    Giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu được doanh nghiệp giao dịch ở mức 89,6 triệu đồng/lượng mua vào (tăng 100.000 đồng/lượng), 91,7 triệu đồng/lượng bán ra (bằng giá hôm qua). Vàng nhẫn tròn trơn được doanh nghiệp giao dịch ở mức 91,2 triệu đồng/lượng mua vào (tăng 150.000 đồng/lượng), 91,8 triệu đồng/lượng bán ra (bằng giá hôm qua).

    Vàng nhẫn PNJ tại TP Hồ Chí Minh và vàng nhẫn PNJ tại Hà Nội: 90,2 triệu đồng/lượng mua vào, 91,8 triệu đồng/lượng bán ra (bằng giá hôm qua ở cả 2 chiều).

    Như vậy, giá vàng miếng và vàng nhẫn trong nước hôm nay (22-2) vẫn neo ở mức rất cao. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục đà tăng, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu vượt giá vàng miếng, mức tăng cao nhất 150.000 đồng/lượng so với hôm qua ở cả 2 chiều.

    Giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới chiều nay (22-2) đứng ở mức 2.936,3 USD/ounce. Giá vàng tương lai đứng ở mức 2.953,2 USD/ounce.

    Cuộc khảo sát vàng hằng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các chuyên gia trong ngành thận trọng hơn về triển vọng ngắn hạn của kim loại màu vàng trong khi các nhà giao dịch nhỏ lẻ vẫn duy trì lạc quan hướng đến các mức tăng giá mới của vàng.

  • Tin cực vui cho hàng nghìn giáo viên Hà Nội

    Tin cực vui cho hàng nghìn giáo viên Hà Nội

    Tin cực vui cho hàng nghìn giáo viên Hà Nội – News
    4-6 minutes
    Hàng nghìn giáo viên Hà Nội đang mong đợi tiền thưởng Tết và thu nhập tăng thêm tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND.

    Giáo viên mong mỏi điều chỉnh chính sách
    Chia sẻ với PV báo Dân Việt, cô Nguyễn Thị Thúy Hiền, giáo viên Trường THCS Bùi Quang Mại, huyện Đông Anh, Hà Nội bày tỏ: “Tôi luôn tin tưởng vào những chính sách nhân văn, mang ý nghĩa động viên, hỗ trợ đội ngũ nhà giáo – những người đã và đang miệt mài cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Chính niềm tin ấy đã khiến tôi và đồng nghiệp nhiều lần gửi tâm thư, bày tỏ những trăn trở, mong mỏi được lắng nghe. Tuy nhiên, đến nay, những nguyện vọng ấy vẫn chưa nhận được phản hồi như kỳ vọng.

    Chúng tôi hiểu rằng, giải quyết một việc quan trọng không phải một sớm một chiều nhưng rất mong có cơ hội được gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo Thành phố để trình bày về những bất cập trong việc thực hiện Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND. Đến nay, giáo viên vẫn chưa nhận được khoản thưởng theo quy định và phần lớn giáo viên Thủ đô không thuộc diện hưởng thu nhập tăng thêm”.

    Hàng nghìn giáo viên Hà Nội gửi tâm thư điều chỉnh chính sách: Tin vui ngày đầu năm – Ảnh 1.

    Cô Nguyễn Thị Thúy Hiền, giáo viên Trường THCS Bùi Quang Mại, Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: NVCC

    Cô Hồ Thị Xuân Thu, giáo viên Trường liên cấp Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội ý kiến: “Chúng tôi đã nhiều lần gửi tâm thư nhưng chưa nhận được phản hồi như mong đợi. Giáo viên chúng tôi hiện không được nhận tiền thưởng theo nghị định 73/2024/NĐ-CP và hầu hết giáo viên thủ đô không thuộc đối tượng hưởng thu nhập tăng thêm theo nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND.

    Là viên chức giáo dục, tôi cảm thấy rất chạnh lòng khi không được đối xử bình đẳng như bao viên chức thuộc các lĩnh vực khác. Chúng tôi không mong gì hơn, chỉ mong quyền lợi của giáo viên Thủ đô được quan tâm đúng mức. Hôm nay cũng đã gần hết tháng Giêng rồi mà tiền thưởng tết vẫn chưa thấy đâu”.

    Tương tự, cô Trần Việt Hồng, giáo viên Trường THPT Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho rằng: “Nghị định 73 của Chính phủ như một làn gió mới đến với mỗi cán bộ, công chức, viên chức.

    Là một viên chức của Thủ đô, thuộc đơn vị tự chủ thí điểm, tôi biết Sở GDĐT đã kiến nghị kịp thời lên thành phố đề nghị tất cả viên chức giáo dục thủ đô đều được thưởng Tết theo Nghị định 73 và kiến nghị đã được lãnh đạo UBNDTP chấp thuận. Tôi rất vui vì điều đó. Nhưng từ hôm đó đến nay đã khá lâu, Tết cũng đã đi qua gần 1 tháng, chúng tôi , những giáo viên Hà Nội, vẫn chưa có thông tin gì về khoản tiền này”.

    Sẽ xem xét hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng cho giáo viên
    Trước những tâm tư của giáo viên, được biết ngày 25/2 tới, HĐND thành phố Hà Nội sẽ xem xét hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng đối với các trường công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định 73 của Chính phủ.

    UBND thành phố Hà Nội đã có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 73 đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên thực hiện thí điểm đặt hàng cung cấp dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội.

    Dự kiến số tiền cần chi thưởng vào khoảng 254.741 triệu đồng. Trong đó, cấp thành phố chi thưởng gần 122 triệu đồng, cấp quận huyện chi thưởng gần 133 triệu đồng. Nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện chế độ tiền thưởng lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng của đơn vị.

    Mức kinh phí hỗ trợ thực hiện chế độ tiền thưởng cho giáo viên được đề xuất cho 2 giai đoạn. Đối với 6 tháng năm 2024 (1/7-31/12/2024), mức hỗ trợ bằng 10% tổng quỹ lương (không bao gồm phụ cấp và các khoản đóng góp) của đơn vị tại thời điểm ngày 1/7/2024. Đối với 8 tháng năm 2025 (1/1-31/8), mức hỗ trợ vẫn bằng 10% tổng quỹ lương nhưng tính tại thời điểm ngày 1/1.

    Hiện nay Hà Nội có 381 trường công lập từ mầm non tới phổ thông thực hiện thí điểm đặt hàng theo giá dịch vụ giáo dục. Thời gian đặt hàng từ tháng 9/2024 đến hết tháng 8/2025.

    Các trường này chưa được ngân sách cấp kinh phí để thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định của Nghị định 73. Đồng thời, do mới ở giai đoạn năm đầu tiên thí điểm tự đảm bảo chi thường xuyên, các đơn vị chưa có khả năng tiết kiệm kinh phí để thực hiện chi thưởng cho cán bộ, viên chức và người lao động. Việc thành phố có chính sách hỗ trợ kinh phí là vô cùng cần thiết.

  • Sáp nhập tỉnh

    Sáp nhập tỉnh

    Sáp nhập tỉnh, thành, các cơ quan cấp huyện chính thức ‘bay màu’ – bdnewsgo.com
    By admin
    8-10 minutes
    Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng, việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng sắp xếp bỏ cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh là phù hợp với xu thế, giúp mở ra không gian phát triển mới, rộng lớn hơn.

    Đặc biệt, việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã, phường) sẽ giúp môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phục vụ người dân, doanh nghiệp nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều so với việc phải qua thêm cấp trung gian – cấp huyện.

    Nhiều địa phương không đủ tiêu chí

    Sau nhiều lần thực hiện sáp nhập, chia tách, hiện cả nước có 63 tỉnh, thành phố (57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Huế).

    Về cấp huyện, tính đến tháng 6/2024, theo báo cáo của Bộ Nội vụ, cả nước có 705 đơn vị hành chính cấp huyện (523 huyện, 46 quận, 51 thị xã, 84 thành phố thuộc tỉnh và một thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

    Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Bỏ cấp trung gian, khai mở không gian phát triển mới ảnh 1

    Bắc Ninh là một trong những tỉnh không đủ tiêu chuẩn về diện tích theo Nghị quyết của Quốc hội

    Về tiêu chuẩn đơn vị hành chính, năm 2016, Ủy ban Thường Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1211, sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết số 27 năm 2022 quy định: tỉnh miền núi, vùng cao có tiêu chuẩn dân số từ 900.000 người và diện tích từ 8.000 km2 trở lên; các tỉnh còn lại dân số từ 1.400.000 người và diện tích từ 5.000 km2 trở lên.

    Nghị quyết cũng quy định, cấp tỉnh phải có số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc từ 9 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 1 thành phố hoặc 1 thị xã.

    Năm 2022, tại Nghị quyết số 27 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền đã đặt ra yêu cầu “nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương”.

    Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Bỏ cấp trung gian, khai mở không gian phát triển mới ảnh 2

    Tỉnh Lai Châu là một trong những địa phương không đáp ứng tiêu chuẩn về dân số theo Nghị quyết của Quốc hội. Ảnh: Như Ý

    Trao đổi với báo chí về định hướng sáp nhập tỉnh, thành ở thời điểm đó, đại diện Bộ Nội vụ cho biết, Trung ương mới yêu cầu “nghiên cứu thí điểm”, nên phải có đề án nghiên cứu rất kỹ lưỡng, phù hợp với quy hoạch đơn vị hành chính các cấp, phù hợp với quy hoạch đô thị, nông thôn và phải có đủ căn cứ chính trị, pháp lý và cả thực tiễn.

    Đại diện Bộ Nội vụ cũng khẳng định “chưa có đề xuất cụ thể sắp xếp tỉnh, thành nào với tỉnh, thành nào mà phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng, trình cấp có thẩm quyền”.

    Tạo không gian phát triển mới

    Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho biết, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh đã được thực hiện nhiều lần.

    “Trước đây, chúng ta có rất nhiều tỉnh, thành phố với diện tích rất rộng lớn như: tỉnh Bắc Thái gồm 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn; tỉnh Bình Trị Thiên gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; tỉnh Hà Nam Ninh gồm Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam…

    Do điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu trong quản lý nên sau đó, cấp có thẩm quyền đã quyết định chia nhỏ địa giới hành chính cấp tỉnh, thành để thuận lợi hơn cho công tác chỉ đạo, điều hành”, ông Dĩnh nói.

    Tuy nhiên, trước sự phát triển như hiện nay, theo ông Dĩnh, đã đến lúc cần nghiên cứu sắp xếp bỏ cấp huyện và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh cho phù hợp với yêu cầu mới.

    GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, khi trao đổi với phóng viên Tiền Phong cũng cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện và sáp nhập các tỉnh, thành lại với nhau là phù hợp với mô hình phát triển trên thế giới. Hiện nay, các nước phát triển trên thế giới chủ yếu tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp gồm: cấp tỉnh và cấp xã. Còn chính quyền trung gian ở giữa (cấp huyện) do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện. “Đây chính là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay”, ông Đường nhận định.

    Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Bỏ cấp trung gian, khai mở không gian phát triển mới ảnh 3

    GS Trần Ngọc Đường

    Về việc sáp nhập tỉnh, ông Đường cho biết, Hiến pháp không quy định cứng “Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố” nên việc sáp nhập không có vướng mắc. “Sáp nhập một số tỉnh, thành có diện tích và dân số nhỏ cũng là phù hợp, giúp liên kết tốt hơn, khai mở thêm các động lực mới cho sự phát triển. Chia tách đơn vị hành chính cấp tỉnh mà nhỏ quá, có khi lại cạnh tranh, triệt tiêu đi sự phát triển”, ông Đường nói.

    Theo ông, việc sáp nhập một số tỉnh, thành phố không đáp ứng yêu cầu về tiêu chí, tiêu chuẩn chính là cách để khắc phục những bất cập, từ đó mở ra các động lực, không gian phát triển mới mạnh mẽ hơn cho các địa phương và cả nước.

    Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 của Tổng Cục Thống kê, tốp 10 tỉnh, thành phố không đạt tiêu chí về dân số là: Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Trị, Lào Cai, Hậu Giang. Về diện tích tự nhiên, 10 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên nhỏ, không đạt chuẩn gồm: Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Ninh Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Thái Bình, Nam Định. Tuy nhiên, theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiêu chuẩn đơn vị hành chính còn tính đến các yếu tố đặc thù khác.

    Theo quy định hiện nay, việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó chủ yếu dựa vào quy mô về dân số và diện tích…

    Tuy nhiên, ông Đường lưu ý, khi nghiên cứu việc sáp nhập, cần phải tính đến sự phù hợp, đồng thuận trong nhân dân.

    “Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được, thậm chí có nguy cơ tạo ra những vùng lủng củng, phát triển không hợp lý”, ông Đường nói.

    Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho rằng, việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu sáp nhập các tỉnh, thành lại với nhau là phù hợp.

    Thực tế, thời gian qua, việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” nhận được sự đồng thuận rất cao trong nhân dân, bước đầu giúp giảm đầu mối, hướng đến hiệu lực, hiệu quả.

    Tuy nhiên, việc bỏ cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh là vấn đề “rất lớn”, để tránh “bất cập” có thể xảy ra, ông Túc cho rằng, cần tham khảo hoặc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về định hướng phương án sáp nhập các tỉnh, thành, tạo sự đồng thuận trong nhân dân đối với các chủ trương, quyết sách lớn của Đảng.

    Bỏ cấp trung gian

    Về việc bỏ cấp huyện, theo ông Đường, từ trước đến nay, chính quyền địa phương vẫn được tổ chức theo mô hình 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Nhưng khi nói đến cấp huyện, nhiều ý kiến cho rằng đó là cấp trung gian, có thể nghiên cứu bỏ. Lý do được ông Đường nêu ra là khi bỏ cấp huyện sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế, xã hội, không bị bó hẹp trong phạm vi của một quận, một huyện. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút triển khai các dự án có tính liên kết vùng cũng như thu được nguồn lực để thực hiện các dự án phát triển lớn.

    “Đó là một lợi thế rất lớn trong điều kiện phát triển kinh tế hội nhập ngày càng rộng lớn, không bị rào cản bởi ranh giới, lãnh thổ của huyện, quận”, ông Đường nói.

    Ngoài ra, theo nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, bỏ cấp huyện sẽ giúp tinh giản bộ máy, giảm tầng nấc trung gian, từ đó tăng ngân sách chi cho đầu tư phát triển. Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, việc quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến thẳng cấp cơ sở (cấp xã, phường) sẽ giúp môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phục vụ người dân, doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn rất nhiều so với việc phải trải qua thêm cấp trung gian – cấp huyện.

    Tuy nhiên, theo ông Đường, việc bỏ cấp huyện bước đầu cũng có thể gặp một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ, dẫn đến nghi ngại, lo lắng về tính hiệu quả trong quản lý nhà nước khi cấp trên và cấp dưới xa nhau. Do vậy, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, thuyết phục tạo nhận thức thống nhất, thông suốt.

    Về thời điểm thực hiện, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, đây thời điểm chín muồi để nghiên cứu, còn thực hiện thì phải tính toán, bởi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện là vấn đề phức tạp, phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.